Trong một buổi sáng nọ, sau khi trận bão vừa đi qua, có một người đàn ông đi bộ trên bờ biển, chú ý đến từng vũng nước nhỏ trên triền cát. Ở đó, rất nhiều cá nhỏ bị trận bão đêm qua cuốn vào bờ.
Dù nằm ngay gần biển là thế nhưng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con cá này sẽ chẳng mấy chốc mà chết khô dưới ánh mặt trời vì những vũng nước đã bị cát thấm hút hết rất nhanh.
Người đàn ông đó đột nhiên phát hiện ra một cậu bé bên bờ biển, không ngừng vớt những con cá nhỏ trong những vũng nước và ném chúng xuống biển.
Người đàn ông tiến lại hỏi: "Cháu bé, trong những vũng nước này có đến cả ngàn con cá nhỏ, cháu không cứu hết được đâu."
"Cháu biết." – cậu bé trả lời nhưng không hề quay đầu lại.
"Hử? Thế tại sao cháu vẫn còn ném?" Ai quan tâm đây?"
"Những con cá này sẽ quan tâm ạ!"- cậu bé vừa đạp vừa nhặt cá, tiếp tục ném xuống biển.
Thực ra, câu chuyện này vừa hay tương khớp với câu nói của nhà thơ, triết gia Rabindranath Tagore: "Mục đích của giáo dục nên là truyền đạt đến con người hơi thở của sinh mệnh."
Và vì thế nên chữ "dục" trong giáo dục nên bắt đầu từ việc tôn trọng sinh mệnh, làm cho nhân tính hướng thiện, khiến cho tấm lòng rộng mở, để con người tự đánh thức cái "thiện căn" trong mỗi người.
Hay nói cách khác, nên để học sinh có một tấm lòng bao dung đẹp đẽ như cậu bé kia – từ trong sâu thẳm của ý thức, cậu chẳng cần biết ai sẽ quan tâm mà chỉ biết rằng "những con cá sẽ quan tâm".